Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công

Dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở (Hà Nội) được khởi công vào tháng 4/2018 bao gồm tuyến đường bộ trên cao và mở rộng dưới thấp. Tổng chiều dài tuyến đường là khoảng 5,1 km với tổng vốn đầu tư 9.459 tỷ đồng, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng đang được thi công, dự kiến hoàn thành toàn bộ phần đường trên cao trong năm 2023.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 1.

Điểm đầu của dự án tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, đoạn cổng chào Khu đô thị Times City.

Các hạng mục của dự án bao gồm cầu chính có bề mặt 19 m, cầu dẫn có bề mặt 7 m và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 2.

Phần đường trên cao đang được hoàn thiện từ điểm đầu Vĩnh Tuy  đến hết nút giao tại ngã tư Bạch Mai – Minh Khai.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 3.

Phần đường dưới thấp toàn tuyến cơ bản được mở rộng và đưa vào sử dụng một phần. Các hạng mục vỉa hè, trồng cây xanh đã hoàn thành.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 4.

Một nửa phần đường dưới thấp vẫn đang được quây tôn, để phục vụ cho việc xây dựng trên cao, dù đã hoàn thiện thô.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 5.

Phần đường dưới chân cầu đoạn gần UBND phường Minh Khai đang được thi công san lấp.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 6.

Về cơ bản, dự án đã hoàn thành thô đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Minh Khai – Bạch Mai, đang tiếp tục thi công đến điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Vọng.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 7.

Phần đường trên cao được nhà thầu thi công áp dụng công nghệ đổ bê tông tại chỗ trên giàn giáo di dộng MSS (đà giáo di chuyển phía trên dầm). Đây là dự án đường trên cao đầu tiên ở Hà Nội sử dụng công nghệ này, đổ dầm trực tiếp và không phải vận chuyển dầm bê tông bằng xe hạng nặng tới công trình.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 8.

Sau khi hoàn thiện một nhịp, hệ thống sẽ tiếp tục vươn tới nhịp tiếp theo, và thi công tới khi hoàn thiện.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 9.

Theo ghi nhận của phóng viên, tới nay chỉ còn khoảng hơn 10 nhịp cầu đang chờ được đổ bê tông là cơ bản khớp nối toàn tuyến, sau khi hoàn thành sẽ nối vào phần đường trên cao phía đường Trường Chinh.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 10.

Các trụ cầu cạn trên tuyến đường vành đai 2 đoạn đường Đại La đã gần hoàn thành.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 11.

Công nhân thi công, lắp ráp đường ống thoát nước cho phần đường trên cao những đoạn đã hoàn thiện thô.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 12.

Điểm cuối tuyến tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Vọng phía đường Trường Chinh. Hiện các đơn vị thi công đang kết nối hai trụ cao nhất vượt cầu cạn dưới. Đây là đoạn cuối cùng để khép kín toàn tuyến Vành đai 2.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 13.

Đội thi công giăng lưới bên dưới để ngăn vật liệu rơi xuống đường lưu thông.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 14.

Toàn cảnh nhịp cầu cao nhất tuyến Vành đai 2 tại nút giao Ngã Tư Vọng.

Toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội sau gần 4 năm thi công - Ảnh 15.

Đường Vành đai 2 trên cao khi hoàn thành kết hợp với đường đi dưới thấp sẽ giúp hoàn chỉnh đồng bộ mạng lưới giao thông tuyến.

Việc sớm hoàn thiện tuyến Vành đai 2 giúp giảm áp lực giao thông cho tuyến Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng – Ngã Tư Sở, tuyến đường từ trước đến nay luôn là một trong những điểm nghẽn giao thông tại thủ đô.