Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 28/3, lãnh đạo TP Hà Nội mong muốn Thủ tướng thống nhất chủ trương phát triển đồng bộ các cầu qua Sông Hồng. Trong đó, dự án cầu Tứ Liên (tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng), cầu Thượng Cát (khoảng 9.000 tỷ đồng) trước đây đã được kêu gọi đầu tư theo hình thức BT. Tuy nhiên, do hình thức BT đã bị hủy bỏ, Hà Nội chủ trương chuyển đổi thực hiện bằng đầu tư công và hình thức đầu tư khác phù hợp.
Phối cảnh cầu Tứ Liên. Ảnh: HN
Thành phố cũng đề nghị Chính phủ xem xét, cân đối nguồn lực, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025 quốc gia 4 dự án giao thông với nhu cầu vốn 21.351 tỷ đồng. Các dự án gồm Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai, Km14+380 – Km38+00; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32, đoạn từ Sơn Tây đến cầu Trung Hà; Xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình; Xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và đường nối ra Quốc lộ 32).
Tổng thể giai đoạn 2021 – 2025, tổng cầu chi đầu tư của Hà Nội là 965.000 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư công khoảng 650.000 tỷ đồng, khả năng cân đối ngân sách mới chỉ đáp ứng được khoảng 30 – 35% nhu cầu. . Thành phố dự kiến đầu tư 455 công trình giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư gần 207.000 tỷ đồng. Hà Nội đề nghị Chính phủ chấp thuận tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố Hà Nội trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực.
Also Read: Zipper Bags
Đối với khó khăn, vướng mắc khi triển khai đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị, về vị trí ga C9 trong tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo), Hà Nội đề nghị Thủ tướng chấp thuận vị trí nhà ga C9 theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Ngoài ra, thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng quan tâm tháo gỡ vướng mắc về bố trí vay vốn nước ngoài phần điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.
Thủ tướng được đề nghị thống nhất chủ trương trình Quốc hội phê duyệt đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai; phê duyệt chủ trương đầu tư Tuyến số 5, đoạn Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng Hòa Lạc sử dụng vốn đầu tư công và nguồn vốn khác.
Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng. Các cầu mới gồm Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc). Hiện nay, Hà Nội có 8 cầu, gồm Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì – Ba Vì. |
Người đồng hành