“1 thói quen tưởng là SANG hoá ra lại là lưỡi hái tử thần băm nát lá phổi của tôi”

Nguyên nhân mắc bệnh không thể ngờ 

‘Là một người sống có gu và biết hưởng thụ, Hoa Lan rất biết chăm sóc cuộc sống của mình. Sau một ngày bận rộn ở công ty với vai trò giám đốc marketing của tập đoàn bất động sản có tiếng, buổi tối nếu không phải đi gặp gỡ đối tác, sự kiện, event, cô sẽ thường về nhà, đốt chút nến thơm, tinh dầu, nấu nướng vài món yêu thích và tận hưởng cuộc sống độc thân, thành đạt ở tuổi 32.

Dạo gần đây, cô thường thấy khó thở, tức lồng ngực và có dấu hiệu ho không thuyên giảm, đặc biệt vào khoảng 2-3 giờ sáng. Ban đầu Hoa Lan nghĩ có thể do thói quen tắm đêm nên cô bị cảm lạnh dẫn tới ho kéo dài, cộng với áp lực công việc những ngày cuối năm nên cơ thể thường mệt mỏi.

Chỉ tới khi đang thuyết trình mở bán dự án mới, Hoa Lan bất ngờ ngã gục ngay trên bục sân khấu, khiến tất thảy xôn xao, hốt hoảng. Cô được đưa đi cấp cứu và kết quả chẩn đoán của bác sĩ khiến gia đình, bạn bè cô bàng hoàng.

Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi của Hoa Lan có khối u và hiện tại đã di căn sang các bộ phận bên cạnh. Tất nhiên, Hoa Lan vô cùng sốc và choáng váng, không cam lòng. Cô uất ức khóc trong vòng tay cha cô: “Con nỗ lực kiếm tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Con ý thức được sức lực bỏ ra nên tuyệt đối không ngược đãi, bỏ rơi bản thân. Tại sao lại nên nông nỗi này?”.

 Nữ giám đốc 32 tuổi mắc ung thư phổi di căn nghẹn ngào: “1 thói quen tưởng là SANG hoá ra lại là lưỡi hái tử thần băm nát lá phổi của tôi”  - Ảnh 1.

Cô lược lại toàn bộ cuộc sống hàng ngày: Cô không hút thuốc, uống rượu; không sinh hoạt bừa bãi, vô tổ chức… tại sao căn bệnh kia lại tìm tới cô? Sau khi tìm hiểu kỹ càng lối sống của Hoa Lan, bác sĩ đưa ra kết luận bất ngờ: Căn bệnh ung thư phổi đến từ thói quen tưởng là “hưởng thụ” cuộc sống của Hoa Lan, nhưng thực chất lại đầu độc cô mỗi ngày. Đó là việc sử dụng nến thơm với tần suất quá lớn của cô.

Thực vậy, Hoa Lan là người cực kỳ mê mùi hương, cho nên ngoài nước hoa, tinh dầu thì nến thơm là thứ cô luôn ưu tiên lựa chọn trong mỗi dịp mua sắm. Suốt 10 năm nay, trong nhà cô chưa bao giờ hết nến thơm. Cô thường thắp nến sau khi nấu nướng xong xuôi, mang đồ ăn vào bàn vừa ăn vừa hít hà mùi nến. Hoặc khi tắm, đốt nến thơm trong phòng tắm khiến tinh thần thêm thư giãn. Thậm chí, nhiều lần Hoa Lan ngủ quên qua đêm trong hương thơm vấn vít của nến thơm.

Cô đâu ngờ rằng, thứ cô cho là relax, tận hưởng cuộc sống ấy lại là căn nguyên dẫn tới căn bệnh ung thư phổi mà có nằm mơ Hoa Lan cũng chưa bao giờ ngờ tới.

Nến thơm độc hại hơn thuốc lá 

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng cái mùi thơm nhè nhẹ toả ra cũng như sự huyển ảo đầy lãng mạn không chỉ đem lại sự thoải mái, dễ chịu mà cả những tác động chẳng tốt đẹp gì cho sức khoẻ.

Nến thường không có khói như thuốc lá, nhưng các chất khí từ ngọn nến toả ra độc hại không kém gì những điếu thuốc lá. Chúng lại càng nguy hiểm nếu thắp nến ở trong một gian phong kín, khi người sử dụng muốn chìm trong cõi riêng tư không ai quấy rầy.

Lúc đó, hàm lượng các chất độc tích luỹ khi một ngọn nến cháy hết đủ lớn để gây độc hại. Chúng sẽ trở thành nguyên nhân để gây ra các loại bệnh như hen suyễn, mẩn ngứa, tạo nếp nhăn và những căn bệnh ngoài da khác. Đáng buồn là các nghiên cứu thị trường cho thấy doanh số các loại nến thơm trong mấy năm gần đây tăng rất nhanh.

Giáo sư Amid Hamidi, trường Đại học South Carolina (Hoa Kỳ) cho biết tác hại của nến thơm có khác nhau theo giá bán. Loại nến rẻ tiền độc hại nhất vì chúng được sản xuất từ paraffin nên khi nến cháy, chúng tạo ra nhưng chất hữu cơ bay hơi độc hại (VOC) do nhiệt độ ở ngọn nến không đủ cao để các parafin cháy hoàn toàn, và những hoá chất nhân tạo làm nên mùi của ngọn nến bay vào không khí.

Paraffin có trong nến thơm chứa ít nhất 20 chất độc. Những thành phần như trichloroethane, acetone, xylene, phenol, cresol, chlorobenzene… có thể gây ung thư, kích ứng phổi và làm tổn thương đến các bộ phận cơ thể bao gồm cả não. Nến thơm có hóa chất bổ sung cũng gây nguy hại đến sức khỏe hơn.

Ung thư

Parafin nóng chảy trong ngọn nến thải ra các chất benzen và toluen có mùi giống như mùi của động cơ diesel, gây ung thư. Đây là một trong những tác động nguy hiểm nhất của nến đối với sức khỏe.

Đường hô hấp và hen suyễn

Parafin sử dụng làm nến là nguyên nhân dẫn đến các bệnh hen suyễn và gây ra nhiều vấn đề về hô hấp. Nến cháy tạo ra những chất hữu cơ bay hơi độc hại do nhiệt độ ở ngọn nến không đủ cao để các parafin cháy hoàn toàn. Hóa chất nhân tạo làm nên mùi nến bay vào không khí gây kích thích phổi và các vấn đề về hô hấp.

Đau đầu

Đau đầu là do người hít phải các hóa chất độc hại như benzen và toluen tỏa ra khi đốt nến.

Khối u thận

Các chuyên gia cảnh báo parafin tỏa ra khi đốt nến cũng có thể gây ra các khối u ở thận. Vì vậy hãy hạn chế tiếp xúc với nến thơm.

Ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng

Bấc nến chứa chì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, không tốt cho não, phổi, gan và làm mất cân bằng hormone.

Dị ứng

Các mùi hương tổng hợp trong nến thơm làm kích ứng đường hô hấp và tăng tiết hô hấp thường gây dị ứng.

Làm gì khi đốt nến thơm?

Các loại nến thơm đắt tiền thì còn đỡ độc hơn nhờ được làm từ nguyên liệu chọn lọc như sáp ong và chất sáp trong đậu nành, tuy nhiên nếu sử dụng trong không gian kín quá lâu sẽ vẫn gây hại cho sức khoẻ. Nếu dùng nến thơm thì tránh tiếp xúc lâu, mở cửa thông thoáng.